Tổng hợp kiến thức các thuật ngữ trong forex từ A đến Z
Khi tham gia vào thị trường ngoại hối, việc nắm vững các thuật ngữ trong Forex là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá 15 thuật ngữ cơ bản và quan trọng trong Forex, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và tối ưu hóa giao dịch.
Thuật ngữ liên quan tới các yếu tố trong giao dịch
Khi tham gia giao dịch forex, nhà đầu tư mới có thể bối rối trước những thuật ngữ phức tạp và đa dạng của thị trường này. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp và phân loại các thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất để bạn dễ dàng tra cứu và tham khảo. Dưới đây là các thuật ngữ về các yếu tố khi tạo lập tài khoản và các yếu tố tham gia vào giao dịch.
Account (Tài khoản)
Account trong Forex là tài khoản mà bạn sử dụng để thực hiện các giao dịch mua và bán tiền tệ. Đây là nơi bạn quản lý vốn, theo dõi lợi nhuận và thua lỗ, cũng như thực hiện các lệnh giao dịch. Trong giao dịch forex có những loại tài khoản như sau:
Tài khoản demo: Là loại tài khoản mà nhà đầu tư có thể trải nghiệm sàn hoặc công cụ giao dịch mà không cần dùng tiền thật, giúp nhà đầu tư luyện tập và trải nghiệm thị trường mà không có rủi ro.
Tài khoản thực: Các loại tài khoản để nhà đầu tư thực hiện giao dịch trên thị trường thật. Tùy thuộc vào các sàn khác nhau thường có những loại tài khoản như sau:
- Tài khoản Mini: Phù hợp cho người mới bắt đầu, yêu cầu số tiền gửi tối thiểu thấp.
- Tài khoản Tiêu chuẩn: Phù hợp cho hầu hết các nhà giao dịch, với quy mô hợp đồng tiêu chuẩn.
- Tài khoản ECN (Electronic Communication Network): Kết nối trực tiếp với thị trường liên ngân hàng, thường có hoa hồng.
- Tài khoản Zero Spread: Chênh lệch thấp hoặc không có, thường đi kèm với hoa hồng.
- Tài khoản Raw Spread: Cung cấp chênh lệch thô từ các nhà cung cấp thanh khoản, thường đi kèm với hoa hồng.
Khi bạn lựa chọn sàn để giao dịch nên chọn các sàn có tài khoản demo và tài khoản ECN, tài khoản của nhà đầu tư cũng cần được tách biệt, không chịu ảnh hưởng của sàn để tránh việc bắt buộc nạp tiền mở tài khoản và lừa đảo giam tiền của nhà đầu tư.
Broker (Nhà môi giới)
Broker là tổ chức hoặc cá nhân cung cấp nền tảng và công cụ giao dịch, nhận lệnh của nhà đầu tư để tiến hành các giao dịch mua/bán tiền tệ. Họ kết nối người bán và người mua ngoại tệ với nhau. Trên thị trường forex có thể hiểu broker là các sàn giao dịch forex.
Các loại broker phổ biến nhà đầu tư nên biết như:
- Nhà môi giới DD (Dealing Desk): Đây là loại nhà môi giới thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, không chuyển lệnh đến thị trường liên ngân hàng. Họ thường cung cấp chênh lệch cố định và có thể tự định giá thị trường cho khách hàng.
- Nhà môi giới NDD (Non-Dealing Desk): Loại này bao gồm các phương thức như STP (Straight Through Processing) và ECN (Electronic Communication Network). Họ chuyển lệnh của khách hàng trực tiếp đến thị trường liên ngân hàng, thường cung cấp chênh lệch thả nổi và hoa hồng.
Khi chọn sàn giao dịch, nhà đầu tư nên chọn các sàn thuộc loại NDD, đảm bảo tiền của mình không nằm trong tay trung gian, hạn chế những trường hợp lừa đảo. Ngoài ra để đảm bảo chọn sàn forex uy tín, nên chọn các sàn được chứng nhận bởi các tổ chức như: ASIC, CySEC, NFA.
Currency Pair (Cặp tiền tệ)
Cặp tiền tệ là sự kết hợp của hai đồng tiền khác nhau. Ví dụ, EUR/USD (Euro/Đô la Mỹ) là một cặp tiền tệ chính, trong khi EUR/CHF (Euro/Franc Thụy Sĩ) là một cặp tiền tệ chéo.
Mỗi cặp tiền tệ bao gồm một đồng tiền cơ sở và một đồng tiền định giá. Ví dụ: EUR/USD, nơi EUR là đồng tiền cơ sở và USD là đồng tiền định giá. Nếu tỷ giá là 1.1000, điều đó có nghĩa là cần 1.1000 USD để mua 1 EUR.
Lot và Mini Lot
Lot là đơn vị khối lượng vị thế cho công cụ tài chính được mua hoặc bán. Một Lot tiêu chuẩn thường là 100.000 đơn vị của đồng tiền cơ sở. Mini Lot là 1/10 của Lot tiêu chuẩn, tức là 10.000 đơn vị.
Lot tiêu chuẩn phù hợp cho các nhà giao dịch có kinh nghiệm và số vốn lớn, trong khi Mini Lot phù hợp cho những người mới bắt đầu hoặc muốn giảm thiểu rủi ro.
Ví dụ: Khi mua 1 Lot EUR/USD, bạn mua 100,000 EUR. Nếu tỷ giá là 1.1000, giá trị giao dịch sẽ là 110,000 USD. Khi mua 1 mini lot EUR/USD, bạn mua 10,000 EUR. Nếu tỷ giá là 1.1000, giá trị giao dịch sẽ là 11,000 USD.
Pip và Pipette
Pip (Price Interest Point) là đơn vị nhỏ nhất của giá tiền tệ. Pipette là 1/10 của một Pip, giúp cung cấp giá chính xác hơn trong giao dịch.
Ví dụ: Nếu giá tăng từ 1.1000 lên 1.1100, bạn kiếm được 100 pip, tương đương 1,000 USD. Với Pipette, nếu giá tăng từ 1.1000 lên 1.1100, bạn kiếm được 100 pip, tương đương 100 USD.
Spread
Spread là chênh lệch giữa giá bid (giá bán) và giá ask (giá mua) của một cặp tiền tệ. Đây là chi phí mà nhà giao dịch phải trả cho nhà môi giới khi thực hiện giao dịch. Các sàn forex thường để spread thấp nhằm thu hút nhà đầu tư tham gia.
Ví dụ: Khi bạn mua cặp tiền tệ EUR/USD với giá mua (bid) 1.1000 và giá bán (ask) 1.1002, spread là 1.1000 – 1.1002 = 0.0002 (2 pip). Với khối lượng 1 Mini Lot (10,000 EUR) và kỳ vọng bán ra tại 1.1010. Như vậy các chi phí sẽ được tính như sau:
- Giá bán: 1.1010
- Lợi nhuận: (1.1010 – 1.1000) = 0.0010 (10 pip)
- Giá trị lợi nhuận: 10 pip x 1 USD/pip (với Mini Lot) = 10 USD
- Spread đã trả: 2 pip x 1 USD/pip = 2 USD
- Lợi nhuận ròng: 10 USD – 2 USD = 8 USD
Leverage (Đòn bẩy)
Đòn bẩy trong Forex cho phép nhà giao dịch sử dụng vốn vay để tăng quy mô giao dịch của mình. Tỷ lệ đòn bẩy thường được biểu thị dưới dạng 1:100, 1:200, v.v..
Điều này có nghĩa là khi bạn dùng 1USD để mua với mức đòn bẩy 1:100, bạn đã có 100USD để giao dịch. Tuy nhiên bạn nên đề phòng những sàn có đòn bẩy quá cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo, dễ khiến bạn mất số tiền lớn, cháy tài khoản hoặc dẫn tới nợ nần trầm trọng.
Các thuật ngữ về đặt lệnh giao dịch
Khi nhà đầu tư tham khảo các chiến lược gia hay đọc các tài liệu tham khảo kinh nghiệm giao dịch dễ gặp phải những khái niệm về các loại lệnh forex và chiến lược giao dịch. Dưới đây là những khái niệm phổ biến giúp bạn học hỏi và áp dụng nhanh chóng hơn.
Lệnh Long và Short
Long có nghĩa là mua (Buy), trong khi Short có nghĩa là bán (Sell). Đây là hai hướng giao dịch cơ bản mà bạn có thể thực hiện trong thị trường Forex.
Khi đặt lệnh Long là kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai, lệnh Short thường được sử dụng khi nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm trong tương lai.
Ví dụ lệnh Long: Bạn mua cặp tiền tệ EUR/USD tại giá 1.1000 với kỳ vọng EUR sẽ tăng giá. Khi giá tăng lên 1.1200, bạn sẽ bán cặp tiền này và thu lợi. Nếu giá giảm xuống 1.800 bạn sẽ lỗ.
Ví dụ lệnh Short: Bạn mua cặp tiền tệ EUR/USD tại giá 1.1000 với kỳ vọng EUR sẽ giảm giá. Khi thị trường có xu hướng giảm, bạn bán EUR ở một mức giá nhất định và thấp hơn giá mua của mình rồi mua lại ở mức giá thấp hơn nữa để lấy chênh lệch.
Lệnh Stop-Loss và Take-Profit
Đây là hai lệnh chờ phổ biến nhất giúp nhà đầu tư quản lý mức lợi nhuận mà không cần thường xuyên theo dõi thị trường.
- Stop-Loss: là lệnh tự động đóng vị thế khi giá đạt đến mức nhất định để hạn chế thua lỗ. Ví dụ bạn có mục tiêu bán ở 1.1000 nhưng khi giá tới 1.095 và có xu hướng giảm, lệnh sẽ tự đóng ở mức giảm gần nhất để tránh thua lỗ thêm.
- Take-Profit: là lệnh tự động đóng vị thế khi giá đạt đến mức nhất định để đảm bảo lợi nhuận. Giống như một mức báo thức tự động, khi đạt đến mức giá bạn đã chọn, lệnh sẽ tự chốt. Lệnh này giúp nhà đầu tư quản lý lợi nhuận chính xác nhất có thể.
Lệnh thị trường
Lệnh thị trường hay còn gọi là Market Order là lệnh được thiết lập dựa trên giá mua và giá bán ban đầu khi bạn mua vào một khối lượng nhất định. Lệnh này giúp nhà đầu tư khớp giá nhanh chóng trong khoảng an toàn, hạn chế thua lỗ tối đa và phù hợp với những ai giao dịch ngắn hạn hoặc trong thời điểm thị trường biến động mạnh khó kiểm soát. Có 3 loại lệnh thị trường như sau:
- Lệnh thị trường giới hạn (MTL): Là lệnh thị trường sau khi đã khớp và còn dư thì phần dư sẽ chuyển thành Lệnh Giới hạn LO.
- Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK): Là lệnh thị trường được nhập vào nếu không khớp sẽ bị hủy toàn bộ lệnh thực hiện.
- Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK): Là lệnh thị trường được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ hủy phần còn lại của lệnh.
Lệnh trailing stop
Khác với 2 lệnh cố định trên, lệnh trailing stop mang tính linh hoạt theo thị trường. Thay vì vào lệnh ở một mức nhất định, nó sẽ tự động điều chỉnh mức giá dừng lỗ khi giá thị trường di chuyển theo hướng có lợi cho nhà giao dịch, tránh việc thị trường đột ngột tăng giá. Với lệnh này, nhà đầu tư sẽ không lo bỏ lỡ những biến động giá bất ngờ và tối ưu lợi nhuận linh hoạt.
Scalping
Nếu bạn đang học hỏi cách chơi forex, việc có chiến lược cụ thể là điều vô cùng quan trọng. Scalping là một trong những chiến lược phổ biến nhất. Nhà đầu tư sẽ mở nhiều vị thế nhỏ trong phiên giao dịch và lợi dụng những biến động nhanh của thị trường để chốt lời.
Các thuật ngữ về chỉ báo kỹ thuật
Các chỉ báo kỹ thuật là một trong những yếu tố nhà đầu tư cần xác định chính xác để phục vụ cho việc đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp. Một số thuật ngữ về chỉ báo nhà đầu tư sẽ thường xuyên gặp như sau:
Economic Indicators (Chỉ báo kinh tế)
Chỉ báo kinh tế cung cấp thông tin về tình hình kinh tế của một quốc gia, bao gồm chỉ số lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, sản lượng công nghiệp, v.v. Những chỉ báo này có thể ảnh hưởng đến giá tiền tệ. Bạn có thể cập nhật những số liệu này trên lịch kinh tế forex của những trang tin tức tài chính lớn và uy tín.
Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI là một chỉ báo cơ bản dẫn dắt đo lường tốc độ và sự thay đổi của giá, dao động từ 0 đến 100. Theo các chuyên gia khi đường RSI trên 70 cho thấy thị trường đang quá mua và dưới 30 là quá bán. Dựa vào thông tin này, nhà đầu tư có thể xác định mức quá mua và quá bán trước khi giao dịch, tránh thua lỗ.
Đường MA
Đường MA là đường trung bình động làm mượt dữ liệu giá và xác định xu hướng thị trường bằng cách nối các mức giá đóng cửa trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Có 3 cách ứng dụng đường MA khác nhau như sau:
- Giao dịch ngắn hạn: Sử dụng MA ngắn hạn như MA10, MA20 để xác định xu hướng ngắn hạn và tạo tín hiệu mua/bán.
- Giao dịch trung hạn: Sử dụng MA trung hạn như MA50, MA100 để xác định xu hướng trung hạn.
- Giao dịch dài hạn: Sử dụng MA dài hạn như MA200 để xác định xu hướng dài hạn và tâm lý thị trường
Chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD là chỉ báo phức tạp hơn gắn liền với các đường trung bình động MA. Chỉ báo này đo lường sự khác biệt giữa hai đường trung bình động hàm mũ (EMA) với các chu kỳ khác nhau, thường là 12 và 26.
Nếu đường MACD cắt trên trục 0, thị trường có xu hướng tăng và ngược lại. Ngoài ra nhà đầu tư cũng nên để ý tới dấu hiệu phân kỳ của chỉ báo này. Khi giá tạo đỉnh mới nhưng chỉ báo MACD không tạo đỉnh cho thấy xu hướng tăng đang yếu đi và ngược lại.
Nhà đầu tư nên sử dụng chỉ báo này kết hợp với các chỉ báo khác để tối ưu kết quả đo lường.
Chỉ báo ADX
Chỉ báo ADX là một chỉ báo đo lường sức mạnh xu hướng thị trường nhưng không xác định hướng. Chỉ báo này dao động từ 0 đến 100, chỉ số càng nhỏ thì xu hướng càng yếu và ngược lại, với con số càng lớn thường đi kèm với nguy cơ đảo chiều. Nhà đầu tư có thể kết hợp chỉ báo này với đường MA hoặc RSI để tối ưu kết quả.
Chỉ báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic là chỉ báo dẫn dắt đo lường vị trí của giá hiện tại so với phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu Stochastic trên 80 cho thấy thị trường có thể quá mua, trong khi dưới 20 cho thấy thị trường có thể quá bán.
Để nêu hết các chỉ báo của forex khá phức tạp, dựa vào những chỉ báo cơ bản trên, nhà đầu tư đã có thể cải thiện kiến thức giao dịch của mình, bạn có thể sử dụng thêm những phần mềm tín hiệu forex để tối ưu kết quả phân tích và đặt lệnh chính xác hơn mà không cần tốn quá nhiều thời gian tính toán.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về các thuật ngữ trong forex và cách áp dụng chúng vào thực tế. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết liên quan trên trang tin tức của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức và kiến thức bổ ích khác liên quan tới forex.