Chỉ báo Stochastic là gì? Chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch
Khi nhắc đến các công cụ phân tích kỹ thuật trong giao dịch tài chính, chỉ báo Stochastic là một trong những tên tuổi nổi bật và được sử dụng rộng rãi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu về chỉ báo Stochastic, cách nó hoạt động, và áp dụng nó vào chiến lược giao dịch của bạn.
Chỉ báo Stochastic là gì?
Chỉ báo Stochastic, hay còn gọi là Stochastic Oscillator, là một công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển bởi tiến sĩ George Lane vào những năm 1950. Đây là một chỉ báo động lượng, giúp nhà đầu tư so sánh mức giá đóng cửa với một phạm vi giá trên sàn forex trong một khoảng thời gian nhất định
Chỉ báo Stochastic cung cấp rất nhiều tín hiệu khác nhau, bao gồm tín hiệu đảo chiều, phân kỳ, và giúp nhà đầu tư bám sát sự thay đổi hành động giá. Dưới đây là một số ý nghĩa chính của chỉ báo:
- Xác định vùng quá mua và quán bán: Chỉ báo này được chia tỷ lệ từ 0 đến 100. Nếu Stochastic nằm dưới vùng 20, hành động giá đang trong trạng thái quá bán. Ngược lại, nếu Stochastic nằm trên vùng 80, thị trường đang trong trạng thái quá mua
- Xác nhận lại xu hướng thị trường: Trong xu hướng tăng, hành động giá có chiều hướng vượt lên trên vùng phạm vi đang xét, thì chỉ báo di chuyển hướng lên. Trong xu hướng giảm, hành động giá có chiều hướng đi xuống so với vùng phạm vi đang xét, chỉ báo hướng xuống dưới
Đặc điểm của chỉ báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic được cấu tạo bởi hai thành phần chính: đường %K và đường %D. Đường %K là đường chính, thể hiện động lượng của giá, trong khi đường %D là đường trung bình động 3 phiên của đường %K. Công thức tính %K và %D như sau:
%K = [(Giá đóng cửa hiện tại – Giá thấp nhất trong khoảng n kỳ) / (Giá cao nhất trong khoảng n kỳ – Giá thấp nhất trong khoảng n kỳ)] × 100
%D = Trung bình động của %K (thường là SMA 3 kỳ)
Trong đó:
- Giá đóng cửa hiện tại là giá đóng của cây nến gần nhất
- Giá thấp nhất và cao nhất thường được chọn trong 14 kỳ, mang tính khái quát cao nhưng chính xác nhất.
Khi giá đóng cửa gần mức giá cao nhất của phạm vi, chỉ báo sẽ hiển thị gần 100, nếu giá đóng cửa gần mức thấp nhất, chỉ báo sẽ gần 0. %D là đường trung bình động của %K, đường này giúp dữ liệu chính xác, đảm bảo giao dịch đáng tin cậy hơn.
Chỉ báo này so sánh mức giá đóng cửa với phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 14 phiên. Nhà đầu tư có thể tùy chỉnh khung thời gian này dựa trên chiến lược giao dịch của mình
Các mức chỉ báo quan trọng nhà đầu tư cần biết
Khi sử dụng chỉ báo Stochastic, có những mức quan trọng mà bạn cần nắm rõ để kịp thời hành động như sau:
- Khi chỉ báo vượt mức 80 thể hiện thị trường đang ở tình trạng quá mua, từ đó có thể suy luận đà tăng có thể suy yếu và có khả năng giá sẽ giảm
- Khi chỉ báo giảm dưới 20, thị trường đang bị bán quá mức gây tăng giá đồng tiền
- Ở vùng 50 là mức dự báo có biến động, nếu chỉ số cắt lên trên 50 thì xu hướng tăng đang mạnh lên, nếu cắt xuống dưới 50 thì thị trường có xu hướng giảm.
Nhà đầu tư cần nắm được các mức này đồng thời tham khảo thêm lịch kinh tế forex để có cái nhìn khái quát nhất trước khi đưa ra quyết định mua bán quan trọng.
Các biến thể chỉ báo phổ biến
Chỉ báo Stochastic có nhiều biến thể có thể khiến nhà đầu tư mới bối rối khi tìm hiểu và ứng dụng trong giao dịch, dưới đây là thông tin chi tiết về 3 biến thể phổ biến nhất của chỉ báo này:
Tên biến thể | Ưu điểm | Nhược điểm |
Stochastic chậm (Slow Stochastic): Phiên bản này mang đặc tính làm mượt của chỉ báo gốc bằng cách tính trung bình của nó trong một chu kỳ nhất định. | Giảm tín hiệu nhiễu do giá. Phù hợp với giao dịch trung và dài hạn | Phản ứng không nhanh nhạy với biến động giá bất ngờ |
Stochastic nhanh (Fast Stochastic): Phiên bản này phản ứng nhanh với các biến động giá | Tạo tín hiệu giao dịch sớm và nhanh chóng phản ứng với các xu hướng mới | Nếu thị trường quá nhiều biến động có thể gây nhiễu tín hiệu, tạo tín hiệu sai |
Stochastic toàn phần (Full Stochastic): Ở phiên bản này, nhà đầu tư có thể tùy chỉnh các thông số của %K và %D | Linh hoạt, cá nhân hóa theo nhu cầu và chiến lược riêng của nhà đầu tư | Mất thời gian thử nghiệm |
Cách sử dụng chỉ báo Stochastic hiệu quả
Khi biết cách áp dụng chỉ báo Stochastic vào giao dịch sẽ khiến bạn có nhiều cơ hội tăng lợi nhuận bền vững hơn.
Kết hợp chỉ báo Stochastic với mô hình nến đảo chiều
Sự kết hợp giữa chỉ báo này và các mô hình nến đảo chiều được coi là một chiến lược hiệu quả. Dưới đây là cách áp dụng:
- Bước 1: Xác định xu hướng chung của thị trường: Trước tiên, bạn cần xác định xu hướng chung của thị trường. Điều này giúp bạn tránh giao dịch ngược xu hướng.
- Bước 2: Xác định khu vực có nến đảo chiều: Tìm kiếm các mô hình nến đảo chiều như nến Hammer, Bullish Engulfing, hoặc Dark Cloud Cover, Bearish Engulfing.
- Bước 3: Phân tích xu hướng
Điểm Mua: Trong downtrend, nếu xuất hiện phân kỳ %D (tăng) và xuất hiện các mô hình nến đảo chiều như nến Hammer, Bullish Engulfing, đây là tín hiệu mua khá chất lượng.
Điểm Bán: Trong xu hướng tăng, khi xuất hiện phân kỳ %D (giảm) và xuất hiện các mô hình nến đảo chiều như Dark Cloud Cover, Bearish Engulfing, nhà đầu tư nên bán để tránh giai đoạn giảm mạnh phía trước

Khi biết cách áp dụng chỉ báo Stochastic vào giao dịch sẽ khiến bạn có nhiều cơ hội tăng lợi nhuận bền vững hơn
Kết hợp chỉ báo Stochastic với đường xu hướng – Trendline
Kết hợp chỉ báo Stochastic với đường xu hướng (Trendline) cũng là một phương pháp hiệu quả:
- Bước 1: Xác định xu hướng trên các khung thời gian cao: Xác định xu hướng trên các khung thời gian cao hơn để có cái nhìn tổng quan về thị trường.
- Bước 2: Sử dụng điểm giao nhau %K Và %D trong vùng quá mua/ quá bán:
Tín Hiệu Mua: Khi nến giá chạm trendline tăng và chỉ báo động lượng chạm dải dưới (<20), đây được xem là điểm mua lý tưởng.
Tín Hiệu Bán: Khi nến giá phá vỡ kháng cự trước đó và chỉ báo động lượng chạm dải trên (>80), nhà đầu tư có thể bán và chốt lời tại đây
Một số lưu ý khi đọc chỉ báo
Stochastic cung cấp các tín hiệu đảo chiều quan trọng thông qua sự giao cắt giữa đường %K và đường %D. Dưới đây là một số cách nhận biết tín hiệu giao dịch:
- Khi đường %K cắt đường %D từ dưới lên trong vùng quá bán, đây là tín hiệu mua. Ngược lại, khi đường %K cắt đường %D từ trên xuống trong vùng quá mua, đây là tín hiệu bán
- Ngoài ra, phân kỳ giữa đường %K và giá cũng là một tín hiệu quan trọng. Ví dụ, nếu giá tiếp tục giảm nhưng đường %K tăng, đây là một dấu hiệu của phân kỳ tăng, gợi ý rằng xu hướng giảm có thể sắp kết thúc
- Khi giá giảm 2-3 phiên sau đó, chỉ báo động lượng chạm dải dưới là điểm mua cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ “ăn trọn” sóng tăng phía trước khi xác định được phân kỳ của biểu đồ giá với chỉ báo động lượng
Chỉ báo Stochastic là một công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ và linh hoạt, giúp nhà đầu tư xác định các vùng quá mua, quá bán và cung cấp các tín hiệu giao dịch đảo chiều tiềm năng.Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ báo Stochastic và cách áp dụng nó trong các chiến lược đầu tư của mình.