Giao dịch forex là gì? tỷ giá, thị trường và những rủi ro
Giao dịch Forex là một lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tỷ giá, thị trường và những rủi ro cùng cách phòng tránh khi tham gia sàn forex.
Giao dịch forex là gì?
Giao dịch Forex, hay còn gọi là giao dịch ngoại hối, là hoạt động mua và bán các loại tiền tệ trên thị trường toàn cầu. Thị trường Forex là một trong những thị trường tài chính lớn nhất thế giới, nơi các nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận từ sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ khác nhau.
Đặc điểm của thị trường forex
So sánh đầu tư forex và chứng khoán ta có thể nhận thấy giao dịch forex có nhiều điểm khác biệt, nổi bật nhất là những đặc điểm dưới đây:
- Thị trường toàn cầu: Forex hoạt động 24/5, từ thứ Hai đến thứ Sáu, cho phép các nhà giao dịch tham gia từ khắp nơi trên thế giới. Thị trường được chia làm 3 phiên là Phiên Á (Tokyo, Sydney), Phiên Âu (London) và Phiên Mỹ (NewYork), với thời điểm giao dịch sôi nổi nhất là giao phiên Âu và Mỹ.
- Không có sàn giao dịch tập trung: Khác với thị trường chứng khoán, Forex không có một sàn giao dịch tập trung duy nhất. Thay vào đó, nó hoạt động thông qua mạng lưới các ngân hàng và các sàn giao dịch tài chính trên toàn thế giới.
- Sự tham gia của nhiều bên: Các bên tham gia thị trường bao gồm các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, nhà giao dịch tư nhân, và các sàn môi giới.
- Quy mô và thanh khoản cao: Giao dịch forex là hoạt động có khối lượng giao dịch cao nhất thế giới với ~7.5 nghìn tỷ USD/ngày. Tính thanh khoản cao và sự thay đổi nhanh chóng trong thị trường giúp nhà đầu tư dễ dàng mua bán bất kỳ lúc nào.
Cấu trúc thị trường forex
Trong thị trường forex không chỉ có các doanh nghiệp và nhà đầu tư mà còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới giao dịch:
- Liên ngân hàng và các sàn giao dịch: Thị trường Forex được tổ chức thông qua mạng lưới các ngân hàng và các sàn giao dịch tài chính. Các ngân hàng và sàn giao dịch này giao dịch với nhau và cung cấp thanh khoản cho thị trường.
- Người môi giới: Người môi giới là các công ty hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Họ liên kết với các nhà cung cấp thanh khoản để đưa ra giá và cung cấp dịch vụ giao dịch đến người tham gia thị trường.
- Nhà đầu tư: Các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính và các ngân hàng đóng vai trò là người tham gia thị trường Forex. Họ giao dịch tiền tệ để kiếm lời từ sự biến động của tỷ giá hối đoái.
- Ngân hàng Trung ương: Ngân hàng Trung ương có khả năng can thiệp vào thị trường để ổn định tỷ giá và điều tiết nền kinh tế bằng cách đưa ra các chính sách tiền tệ, các chương trình nới lỏng tiền tệ hoặc thay đổi lãi suất mua/ bán ngoại tệ.
- Quỹ đầu cơ: Đây là những tổ chức tài chính chuyên nghiệp tìm lợi nhuận lớn qua chênh lệch tỷ giá. Các quỹ này có nguồn vốn lớn và sử dụng chiến lược chuyên nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận. Các quỹ này có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể trên thị trường khiến những nhà đầu tư nhỏ lẻ bị phụ thuộc.
Tỷ giá trong giao dịch forex
Tỷ giá là yếu tố cốt lõi trong giao dịch forex bởi các nhà đầu tư kiếm lời từ việc giao dịch và chênh lệch giá giữa các cặp tiền tệ. Nắm rõ về tỷ giá trong giao dịch forex sẽ giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong thị trường.
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ quy đổi giữa hai đơn vị tiền tệ, nó cho biết với một đơn vị tiền tệ này có thể đổi lấy bao nhiêu đơn vị tiền tệ khác.
Ví dụ:
Tỷ giá hối đoái của cặp tiền tệ EUR/ USD là 1.045 => 1 EUR = 1.04 USD
Tỷ giá hối đoái của USD/VND là 25.450 => 1 USD = 25.450 VND
Những tỷ giá này có thể thay đổi nhanh chóng theo thời gian do nhu cầu của thị trường và các yếu tố kinh tế khác.
Các loại tỷ giá trong forex
Trong giao dịch forex không chỉ có một loại tỷ giá, bởi vậy nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ các tỷ giá này để tránh nhầm lẫn trong giao dịch.
- Tỷ giá hối đoái cố định (Fixed Exchange Rate): Loại tỷ giá này được quản lý và điều chỉnh bởi ngân hàng Trung ương. Trong tỷ giá này, giá trị đồng tiền của Quốc gia sẽ được đo bằng một loại tiền tệ mạnh duy nhất (như VND được so sánh với USD). Tỷ giá này thường cố định bởi việc mua/ bán ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước để cân bằng tỷ giá.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi (Floating Exchange Rate): Tỷ giá này phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình cung cầu trên sàn forex mà không có sự can thiệp trực tiếp từ chính phủ. Tỷ giá này có sự biến động liên tục nên khó kiểm soát. Cầu của loại tiền nào tăng tỷ lệ thuận với tỷ giá của đơn vị tiền tệ đó.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý (Managed Floating Rate): Tỷ giá này xuất hiện khi tỷ giá biến động quá mạnh. Khi đó chính phủ sẽ can thiệp để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế. Tỷ giá này là hệ thống trung gian của tỷ giá cố định và thả nổi.
Cách đọc tỷ giá trong giao dịch forex
Khi giao dịch forex, bạn sẽ thấy các ký hiệu như USD/ EUR hay USD/ KRW. Đây là cách biểu thị dưới dạng giá mua/ giá bán của tiền tệ (Bid Price/ Ask Price) cùng thuật ngữ Spread. Những thuật ngữ này được giải thích như sau:
- Bid Price (Giá mua): Là mức giá mà sàn giao dịch hoặc ngân hàng sẵn sàng mua một đồng tiền từ bạn.
- Ask Price (Giá bán): Là mức giá mà sàn giao dịch hoặc ngân hàng sẵn sàng bán một đồng tiền cho bạn.
- Spread: Là khoảng chênh lệch giữa giá mua và giá bán, thể hiện chi phí giao dịch.
Ví dụ:
Nếu tỷ giá hiển thị là 1.1000 / 1.1002, có nghĩa là:
Giá Bid (bạn có thể bán EUR): 1.1000 USD/EUR
Giá Ask (bạn có thể mua EUR): 1.1002 USD/EUR
Spread = 0.0002 (tương đương 2 pip).
Ngoài ra trên thị trường, tỷ giá cũng được biểu thị bằng cách khác như sau: USD/EUR =1.1000/2. Đây là cách viết ngắn gọn, lược bỏ những thông tin không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố có sự biến động và thường là các số cuối.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá trong giao dịch forex
Tỷ giá phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và đồng thời thị trường forex là nơi có những thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Việc xác định rõ được những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá trong giao dịch forex sẽ giúp nhà đầu tư mới không bị choáng ngợp khi tham gia thị trường này, đồng thời có thêm nhiều dữ kiện để phân tích thị trường.
- Chính sách tiền tệ và lãi suất: Đơn vị tiền nào có lãi suất cao sẽ thu hút nhà đầu tư, khi nhu cầu mua tăng sẽ khiến tỷ giá tiền tệ tăng và ngược lại.
- Lạm phát: Những đồng tiền của Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao sẽ khiến đồng tiền mất giá khiến tỷ giá giảm và ngược lại.
- Cung cầu trên thị trường: Đơn vị tiền nào có càng nhiều người muốn mua sẽ khiến tỷ giá tăng và ngược lại.
- Kinh tế ổn định: Những đồng tiền từ các quốc gia có nền kinh tế mạnh và ổn định sẽ có giá trị cao hơn.
- Can thiệp từ ngân hàng trung ương: Nếu ngân hàng trung ương mua nội tệ sẽ khiến tỷ giá tăng và ngược lại. Điều này thường được các quốc gia áp dụng để hỗ trợ xuất khẩu.
Các cách dự đoán và phân tích tỷ giá khi giao dịch forex
Một số cách phân tích mà nhà đầu tư có thể ứng dụng để dự báo tỷ giá và chớp thời cơ giao dịch như:
- Phân tích cơ bản: Bạn có thể đọc các tin tức tài chính, cập nhật thông tin về các yếu tố quan trọng như GDP, lạm phát, lãi suất,… để dự đoán.
- Phân tích kỹ thuật: Bạn cần biết đọc các biểu đồ, mô hình giá và hiểu về các chỉ báo kỹ thuật như chỉ báo RSI, chỉ báo MACD hay Bollinger Bands
Tỷ giá trong giao dịch forex là một yếu tố quan trọng quyết định tới lợi nhuận và cả những rủi ro của nhà đầu tư. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ về tỷ giá và những yếu tố ảnh hưởng đến nó cùng cách dự báo và phòng tránh rớt giá.
Những rủi ro khi giao dịch forex cùng cách phòng tránh hiệu quả
Giao dịch Forex tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư cần phải nhận thức và quản lý để bảo vệ vốn của mình. Dưới đây là những rủi ro phổ biến nhất mà nhà đầu tư mới thường gặp cùng những cách phòng tránh rủi ro được gợi ý bởi Đánh Giá Sàn.
Rủi ro thị trường
Thị trường Forex có thể biến động mạnh do nhiều yếu tố khác nhau như tin tức kinh tế, chính trị, thiên tai và sự thay đổi về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Những biến động này có thể dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong tỷ giá hối đoái, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nếu không kịp thời điều chỉnh chiến lược giao dịch.
Những cách phòng tránh và xử lý khi đối mặt với rủi ro này như sau:
- Sử dụng lệnh cắt lỗ (Stop Loss): lệnh này sẽ giúp bạn giới hạn mức thua lỗ tối đa, từ đó tránh tình trạng cháy tài khoản
- Theo dõi các tin tức: Bạn nên cập nhật tin tức tài chính uy tín trên các kênh chính thống để không bỏ lỡ những biến động quan trọng trên thế giới.
- Giao dịch theo xu hướng: Với những nhà đầu tư mới, việc giao dịch an toàn là trên hết, không nên đi ngược xu hướng khi chưa có đủ kinh nghiệm.
- Quản lý vốn chặt chẽ: Không nên đầu tư hết vốn hoặc dồn hết vào một giao dịch mà nên chia đều cho các sản phẩm khác nhau.
Rủi ro do đòn bẩy tài chính
Sử dụng đòn bẩy cao có thể làm tăng lợi nhuận, nhưng cũng làm gia tăng rủi ro thua lỗ. Nếu thị trường đi ngược lại với dự đoán của nhà đầu tư, thiệt hại có thể vượt quá số tiền đầu tư ban đầu. Nếu sử dụng đòn bẩy 1:100, chỉ cần thị trường đi ngược 1%, tài khoản có thể bị thua lỗ 100%
Bạn cần thực hiện những cách sau để phòng tránh và xử lý:
- Chọn mức đòn bẩy hợp lý: Mức đòn bẩy tối đa được khuyến nghị cho người mới là 1:10 hoặc 1:20
- Sử dụng các lệnh bảo toàn vốn: Như Lệnh take profit hay Stop loss để kiểm soát mức lợi nhuận và thua lỗ.
- Chia vốn thành những phần nhỏ: Mỗi giao dịch chỉ nên sử dụng 1-2% vốn để hạn chế rủi ro.
Rủi ro tâm lý
Tâm lý của nhà đầu tư cũng có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định giao dịch. Cảm xúc như sợ hãi và tham lam có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, ví dụ như giữ một vị thế thua lỗ quá lâu hoặc không thực hiện lệnh cắt lỗ kịp thời.
Bạn cần có kế hoạch giao dịch cụ thể, xác định rõ những điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ trước khi đầu tư. Ngoài ra không giao dịch theo cảm xúc mà chỉ dựa vào các thông tin chính thống và phân tích kỹ thuật kỹ càng. Sau khi giao dịch nên ghi chép lại để xem lại, rút kinh nghiệm và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
Rủi ro liên quan tới sàn giao dịch
Chọn một sàn giao dịch không đáng tin cậy có thể dẫn đến rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Các vấn đề như sập sàn forex, không đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, hoặc không thực hiện đúng các lệnh giao dịch đều có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Bạn nên chọn những sàn được cấp phép bởi các tổ chức tài chính uy tín như FCA, ASIC forex brokers, CySEC hay đặc biệt là NFA forex brokers.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các trang thông tin, diễn đàn uy tín dành cho nhà đầu tư như ForexFactory, tài khoản TradingView để có những thông tin thực tế, khách quan nhất về sàn.
Đặc biệt một bí kíp nhỏ cho các nhà đầu tư mới là trước khi giao dịch lớn, hãy thử giao dịch nhỏ và rút tiền để kiểm tra tính minh bạch của sàn forex.
Rủi ro thanh khoản
Một rủi ro nữa đến từ tính thanh khoản của một số cặp tiền tệ. Những cặp tiền tệ có tính thanh khoản thấp thường không phổ biến như USD/MXN, EUR/NZD có thể bị giãn spread cao bất ngờ ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà đầu tư.
Khi thị trường biến động mạnh và liên tục cũng khiến các lệnh giao dịch không kịp khớp giá như nhà đầu tư mong muốn.
Để phòng tránh rủi ro này, nhà đầu tư nên:
- Ưu tiên các cặp tiền có tính thanh khoản cao, phổ biến như EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD.
- Không giao dịch vào thời điểm tin tức quan trọng bùng nổ mà nên xem xét xu hướng của các nhà đầu tư khác.
- Sử dụng lệnh giới hạn để kiểm soát giá vào lệnh thay vì dùng lệnh thị trường.
Rủi ro về pháp lý
Rủi ro này thường hiếm gặp, tuy nhiên có một số quốc gia cấm hoặc hạn chế giao dịch forex khiến nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc rút hoặc nạp tiền. Trong thời gian đầu tư, một số lệnh mới có thể ban hành ảnh hưởng tới traders.
Trước khi giao dịch, bạn nên tìm hiểu về vấn đề này trên các trang uy tín, chọn sàn forex uy tín, đã được cấp phép và sử dụng các nền tảng giao dịch minh bạch.
Một số công cụ và phần mềm hỗ trợ giao dịch forex
Để hành trình đầu tư của traders thêm dễ dàng, bạn có thể làm quen thêm với các công cụ trong giao dịch. Có nhiều công cụ và phần mềm hỗ trợ giao dịch Forex mà bạn nên biết như:
- Nền tảng giao dịch MetaTrader (MT4 và MT5): MetaTrader là nền tảng giao dịch phổ biến nhất trong cộng đồng Forex. Cả hai phiên bản xm MT4 và MT5 đều cung cấp giao diện thân thiện, nhiều tính năng mạnh mẽ và phù hợp với mọi cấp độ trader.
- TradingView: TradingView là một nền tảng phân tích biểu đồ nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư trên toàn cầu. Nó giúp bạn phân tích và dự đoán xu hướng giá một cách chính xác.
- Expert Advisor (EA): EA là các chương trình giao dịch tự động được thiết kế để thực hiện các chiến lược giao dịch mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này giúp bạn tự động hóa quá trình giao dịch và giảm thiểu rủi ro do cảm xúc.
- ForexFactory: ForexFactory là một công cụ không thể thiếu giúp bạn nắm bắt các sự kiện kinh tế quan trọng và cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác.
- Myfxbook: Myfxbook là công cụ hỗ trợ quản lý và theo dõi hiệu suất giao dịch cực kỳ hiệu quả. Nó giúp bạn phân tích chi tiết hiệu suất giao dịch của bạn và cung cấp các công cụ tính toán khối lượng lệnh, rủi ro và mức dừng lỗ. Bạn có thể dễ dàng đăng nhập Myfxbook và bắt đầu thiết lập quản lý hiệu suất giao dịch cá nhân hóa chỉ với vài bước.
Giao dịch Forex có thể là một cách hiệu quả để kiếm tiền, nhưng nó cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Bằng cách hiểu rõ đặc điểm của thị trường, quản lý rủi ro một cách hiệu quả và sử dụng các công cụ hỗ trợ, bạn có thể tăng cơ hội thành công trong thị trường này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một khởi đầu vững chắc trong hành trình giao dịch Forex.